Dân số Iraq

Bài chi tiết: Dân số Iraq
Lịch sử dân số tính theo triệu dân
NămSố dân±% năm
1878 20—    
1947 48+1.28%
1957 63+2.76%
1977 120+3.27%
1987 163+3.11%
1997 220+3.04%
2009 316+3.06%
Nguồn: [20][21][22]

Theo ước tính tháng 4 năm 2009, tổng dân số Iraq là 31.234.000,[23] dân số năm 1878 chỉ khoảng 2 triệu người.[20] Chính phủ Iraq công bố dân số đạt 35 triểu do bùng nổ dân số sau chiến tranh.[24]

Khoảng 75% dân số Iraq là người Ả Rập[8], dân tộc người thiểu số chính là người Kurd (15%) sống tại khu vực miền bắc và đông bắc nước này. Nhũng dân tộc khác có thể kể đến là người Turkoman, Assyria, Iran, Lur, Armenia.[8] Khoảng 20.000 Người Ả Rập Marsh sống ở miền nam Iraq.[25] Iraq cũng có khoảng 2.500 người Chechen.[26] Miền nam Iraq bao gồm những người Iraq gốc Phi, một di sản của chế độ nô lệ thực hành thời Caliphate Hồi giáo bắt đầu trước Zanj Rebellion của thế kỷ thứ IX, và vai trò của Basra là một cổng chính.[27]

Tôn giáo

Tôn giáo tại Iraq (2014)[28]
Hồi giáo Shia
  
64.5%
Hồi giáo Sunni
  
31.5%
Yazidi
  
2.0%
Công giáo
  
1.2%
Khác
  
0.8%

Iraq là một quốc gia theo đạo Hồi; Người theo đạo hồi chiếm khoảng 97% dân số,[8] bao gồm Shia và Sunni. Các nguồn tham khảo cho thấy khoảng 65% người theo đạo Hồi ở Iraq là Shia, và khoảng 35% là Sunni.[8][29]Người theo Sunni than phiền phải đối mặt với phân biệt đối xử trong gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Nouri al-Maliki từ chối điều này.[30] Người Iraq theo công giáo đã định cư ở vùng đất ngày nay là Iraq cách nay 2000 năm.[31] Người theo công giáo khoảng 1,4 triệu năm 1987.[32] người Assyria bản địa, hầu hết trong số họ là tín đồ của Chaldean Catholic Church, Giáo hội Đông phương AssyriaGiáo hội Chính thống Syria chiếm hầu hết dân số Kitô giáo. Ước tính số lượng các Kitô hữu giảm từ 8-10% trong giữa thế kỷ XX đến 5% trong năm 2008. Hơn một nửa số Kitô hữu Iraq đã trốn sang các nước láng giềng kể từ đầu chiến tranh, và số nhiều đã không quay trở lại, mặc dù một số di cư trở về quê hương Assyria truyền thống trong khu vực tự trị của người Kurd.[33][34]

Ngoài ra còn có các nhóm tôn giáo nhỏ của dân tộc thiểu số như Mandaean, Shabaks, YarsanYezidi. Cộng đồng người Do Thái Iraq có số lượng khoảng 150.000 vào năm 1941, đã gần như hoàn toàn rời khỏi đất nước này.[35]

Iraq có hai nơi linh thiêng nhất trên thế giới trong nhóm Hồi giáo Shia là NajafKarbala.[36]

Ngôn ngữ

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính, Tiếng Kurd được nói trong số khoảng 10–15% dân số, tiếng Azerbaijan,[37] tiếng Neo-Aramaic của Assyria và các nhóm khác khoảng 5%.[8]

Trước cuộc xâm lược năm 2003, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Kể từ khi Hiến pháp Iraq được thông qua tháng 6 năm 2004, cả tiếng Ả Rập và Kurdish là hai ngôn ngữ chính thức,[38] trong khi Assyria Neo-Aramaictiếng Turkmen (được gọi theo thứ tự là "Syriac" và "Turkmen" trong Hiến pháp) được công nhận là các ngôn ngữ địa phương.[39] Ngoài ra, bất kỳ vùng hay tỉnh có thể tuyên bố ngôn ngữ chính thức khác nếu phần lớn dân cư chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý.[40]

Theo Hiến pháp Iraq: "Tiếng Ả Rập và Kurd là 2 ngôn ngữ chính thức của Iraq. Để giáo dục trẻ em tiếng mẹ đẻ của chúng, như tiếng Turkmen, Syriac/Assyria, và Armenian nên được bảo đảm trong cơ sở giáo dục của chính phủ theo hướng dẫn giáo dục, hoặc trong bất kỳ ngôn ngữ khác trong các cơ sở giáo dục tư nhân".[41]

Tị nạn

Sự di tản của người Iraq bản địa đến các quốc gia khác được gọi là diaspora Iraq. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 2 triệu ngưới Iraq đã rời khỏi đất nước của họ sau sự xâm lược của lực lượng đa quốc gia vào Iraq năm 2003, chủ yếu sang SyriaJordan.[42] Trung tâm Giám sát di tản nội bộ ước tính hiện có thêm 1,9 triệu người hiện đã di tản trong đất nước này.[43]

Năm 2007, U.N. nói rằng khoảng 40% tầng lớp trung lưu Iraq được tin là đã chạy trốn và hầu hết đang chạy trốn khỏi cuộc đàn áp có hệ thống và không có mong muốn quay trở lại.[44] Người tị nạn đang bị sa lầy trong nghèo đói như họ thường bị cấm làm việc tại nước họ đến.[45][46]Trong những năm gần đây diaspora có vẻ đã trở lại với an ninh được tăng cường; chính phủ Iraq tuyên bố có 46.000 người tị nạn đã tự trở về nhà của họ vào tháng 10 năm 2007.[47]

Đến năm 2011, gần 3 triệu người Iraq đã di tản, với 1,3 triệu trong lãnh thổ Iraq và 1,6 triệu đã ra nước láng giềng, chủ yếu là Jordan và Syria.[48] Hơn phân nửa người Iraq theo công giáo đã chạy trốn khỏi quốc gia này từ năm 2003.[49][50] Theo thống kê của cơ quan Di dân và Công dân Hoa Kỳ, 58.811 người Iraq đã được cấp quyền công dân Hoa Kỳ theo cơ chế tị nạn đến ngày 25 tháng 5 năm 2011.[51]

Để thoát khỏi cuộc nội chiến, hơn 160.000 người tị nạn Syria thuộc nhiều sắc tộc khác nhau đã chạy trốn đến Iraq từ năm 2012.[52] Sự gia tăng bạo lực trong cuộc nội chiến Syria đã làm cho số người Iraq trở về quê hương của họ từ Syria ngày càng tăng.[53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Iraq http://www.onlineopinion.com.au/view.asp?article=1... http://www.cbc.ca/news/world/shias-dominate-sunnis... http://www.cafeimpala.com/downloadbookE.html http://edition.cnn.com/2011/12/17/world/meast/iraq... http://www.cnn.com/2010/WORLD/meast/10/04/iraq.oil... http://www.cnsnews.com/news/article/48185 http://books.google.com/books?id=F2TGkO7G43oC&pg=P... http://www.HavenWorks.com/world/iraq http://www.indepthinfo.com/iraq/index.shtml http://www.iraqidinar123.com/opec-announces-it-wil...